Cùng tìm hiểu chi tiết về cây mật nhân.
Cây mật nhân hay còn gọi là bách bênh hay cây bá bệnh,là loại cây mọc hoang, thường gặp ở một số tỉnh vùng núi cao và mát như các tỉnh miền Trung như Lâm Đồng, Nghệ An, Hà Tĩnh,… Cây mật nhân mọc nhiều ở các vùng núi phía Bắc tuy nhiên ở Miền Nam cũng có cây mật nhân nhưng cây phát triển không tốt và ít phát triển do khí hậu không thích hợp. Có thể sắc uống hoặc dùng để ngâm rượu uống
Cây mật nhân là cây gì?
Cây mật nhân là thảo mộc được gọi với nhiều tên như: cây hậu phác nam, cây bá bệnh, cây bách bệnh, cây mật nhơn, cây bà đẻ,… Tên khoa học của cây mật nhân là Eurycoma Longifolia Jack, thuộc họ thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma.
– Cây thường sống dưới bóng cây cổ thụ lớn hoắc trên các vách đá cao.
– Cây mật nhân thường cao chừng khoảng 1 – 9m, Có cây cao đến 13m.
– Thân cây mật nhân thẳng, nhỏ, nhiều lông trắng.
– Ngọn cây mật nhân mọc nhiều cuống, mỗi cuống lại có vài chục lá.
– Lá cây mật nhân có hình dạng kép, mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn.
– Hoa mật nhân màu đỏ nâu, mọc thành từng chùm, mỗi hoa có 4 – 8 cánh và nở vào tháng 4 – 5. Sau khi hoa tàn, quả sẽ được kết vào tháng 6-7.
– Quả mật nhân có màu xanh non khi chín chuyển sang màu đỏ sẫm, quả có hình trứng hơi dẹt, chứa 1 hạt bên trong..
Người ta dùng lá, thân, rễ và quả để làm thuốc. Thân và lá thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt. Vào những ngày nắng, người dân chọn những cây thẳng, ít nhánh sau đó chặt bỏ những cành nhỏ rồi tiến hành phơi khô nguyên cây và rễ hoặc thái miếng mỏng phơi khô để làm thuốc.